Phục hồi mô tim bị phá hủy sau cơn đau tim hoặc một bệnh nào đó với các tế bào hoặc mô tái tạo thường đòi hỏi phẫu thuật mở tim xâm lấn. Nhưng các nhà nghiên cứu tại ĐH Toronto ở Canada đã phát triển một kỹ thuật cho phép sử dụng kim nhỏ để tiêm vào miếng dán phục hồi mà không cần mở khoang ngực.
AngioChip là một miếng dán nhỏ của mô tim với các mạch máu và tế bào tim đập với nhịp đều đặn. Milica Radisic từ Đại học Toronto cho biết: “Nếu việc cấy ghép đòi hỏi phải phẫu thuật tim mở, nó sẽ không được mở rộng cho các bệnh nhân. Sau một cơn đau tim, chức năng tim bị giảm nhiều đến nỗi các thủ thuật như phẫu thuật tim mở thường gây ra nhiều nguy hiểm hơn là có lợi”.
Miles Montgomery, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại phòng thí nghiệm Radisics đã mất gần ba năm để phát triển một miếng dán có thể tiêm được thay vì cấy ghép.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một thiết kế phù hợp với tính chất cơ học của mô đích, và có hành vi ghi nhớ hình dạng theo yêu cầu: khi nó được bơm ra từ kim, miếng vá tự dàn trải thành một dạng giống như miếng băng. Hiệu ứng nhớ hình dạng dựa trên thuộc tính vật lý, không phải chất hoá học. Điều này có nghĩa là quá trình mở không yêu cầu tiêm bổ sung và sẽ không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bên trong cơ thể. Bước tiếp theo tạo miếng vá bằng các tế bào tim thực. Sau khi để chúng phát triển trong một vài ngày, họ tiêm các miếng vá vào chuột và lợn. Các miếng vá được tiêm không chỉ phát triển gần bằng với kích thước như miếng vá được cấy ghép bởi các phương pháp xâm lấn mà sau thủ thuật khả năng sống sót của các tế bào tim cũng tốt.
BS Thu Vân
(theo Univadis/Boldsky)